Mã sản phẩm: BM-III Thương hiệu: Trung Quốc Bảo hành: 12 Tháng
- Giá trị độ chống trượt (SRV) là phép đo độ chống ma sát giữa khối lăn cao su và bề mặt thử nghiệm
1. Mục đích sử dụng:
- Giá trị độ chống trượt (SRV) là phép đo độ chống ma sát giữa khối lăn cao su và bề mặt thử nghiệm.
- Một con lắc phía dưới có gắn một tấm cao su. Khi thả con lắc và dao động trên mặt vạch sơn kẻ đường, tấm cao su được một lò xo tì xuống mặt vạch sơn kẻ đường một lực đã được định trước và sẽ trượt trên mặt vạch sơn kẻ đường với một chiều dài đường trượt quy định. Theo định luật bảo toàn năng lượng thì độ cao văng lên của con lắc sau khi trượt trên mặt đường phụ thuộc vào mất mát năng lượng do ma sát trượt của con lắc với mặt vạch sơn kẻ đường. Bởi vậy, có thể tính được giá trị độ chống trượt (hệ số ma sát trượt) SRV của tấm cao su với mặt vạch sơn kẻ đường.
2. Thông số kỹ thuật:
- Momen: 615.000 g mm
- Trọng lượng đặt: 1500 ± 30 gram
- Trọng tâm của trọng lực: 410 ± 5 mm
- Tấm cao su trên đường đến áp suất tĩnh: 2263 gram.
- Tổng trọng: 12 kg.
3. Cung cấp:
- Máy chính
- Thước đo
- Bình xịt
- Cao su dự phòng
- Hộp đựng bằng gỗ
4. Hướng dẫn sử dụng
1. Chọn vị trí thí nghiệm:
Trên mặt đường thử, cùng với hướng chạy của banh xe, chọn 5 điểm đại diện, mỗi điểm cách nhau 5-10m
2. Đặt thiết bị:
Đặt thiết bị vào trí kiểm tra, để hướng xoay tương tự như hương xe chạy.
Xoay vít ở chân đế để thiết bị ở trang thái cân băng.
3. Hiệu chuẩn:
Hiệu chỉnh vị trí kim đọc: Đặt con lắc ở vị trí vuông góc, đặt kim đọc kết quả (kim màu đen) nằm thẳng hàng với thanh con lắc, nếu không điều chỉnh vít (7) để kim đọc kết quả (màu đen) thẳng hàng với thanh con lắc.
Xoay vít ở chân đế để thiết bị ở trang thái cân băng.
Mở núm văn cố định (1), dùng núm nâng hạ (2), (3) để điều chỉnh chiều cao con lắc, khi con lắc có thể chuyển động tự do mà không bị tiếp xúc mặt đường thì cố định núm (1).
Đặt con lắc sang bên phải, đặt vào trị trí khóa định vị để con lắc ở vị trị nằm ngang cố định. Quay kim kết quả (kim màu đen) sang phải đến khi kim đọc kết quả (kim màu đen) chạm vào vít điều chỉnh (7).
• Nhận nút khóa để con lắc rơi tự do sang trái và di chuyển lên trên. Khi con lắc lên vị trí cao nhất sẽ đẩy kim đọc kết quả (kim màu đen) lên theo. Sau khi con lắc lên vị trí cao nhất rồi quay xuống thì dùng tay trái bắt lấy con lắc. Sau đo kiểm tra kim đọc kết quả (kim màu đen) xem đã ở vị trí 0 chưa, nếu chưa ở vị trí 0 thì điều chỉnh vít (7) và tiến hàng thả lại con lắc đến khi kim đọc kết quả (kim màu đen) ở vị trị 0. Khi đã ở vị trí 0 thì cố định vít (7).
• Hiệu chỉnh khoảng cách trượt:
Sử dụng bàn chải làm sạch vị trí đường thí nghiệm.
Để con lắc treo tự do, để tâm thước (thước màu đen trắng) thẳng hàng với thanh con lắc, hay để con lắc trượt song song với hướng thử.
Vặn lỏng vít cố định, xoay núm nâng hạ (2) lên xuống để hạ con lắc xuống từ từ, trong khi đó đẩy từ từ con lắc di chuyển sang phải. Hạ từ từ để miếng cao su trượt chạm mặt đường và chạm mép ngoài bên phải của thước. Sau đó con lắc trượt sang trái và để nó tiếp xúc mặt đường tại vị trí mép ngoài bên trái của thước. Sau đó văn chặt vít cố định để con lắc không trượt lên xuống nữa. Trong quả trình này có thể điều chỉnh vít điều chỉnh (15). Hãy đảm bảo răng chiều dài trượt của con lắc trên mặt đường là 126± 5mm, trong quá trính căn chỉnh thì bọt thủy phải cân bằng.
4. Tiến hành thí nghiệm:
Xịt ít nước lên mặt đường, sau đó dùng bàn chải cao su để chải sạch mặt đường. Sau đo xịt nước thêm lần nữa và nhấn công tắc nhả để con lắc rơt và trượt trên mặt đường từ phải qua trái, kim đọc kết quả sẽ ghi lại giá trị (thường thì kết quá lần 1 sẽ không ghi), sau khi con lắc từ vị trí cao nhất rơi xuống dùng tay trái đỡ lấy con lắc, dùng tay phải nhấc tay cầm (16) để con lắc di chuyển sang phải (để cao su không chạm vào mặt đường) và đặt con lắc vào vị trí khóa. Tiền hành lại thí nghiệm và ghi lại kết quả 5 lần thí nghiệm (trước mỗi lần thí nghiệm phải xịt nước vào mặt đường). Kết quả 5 lần không được chênh lệch quá 3 đơn vị, nếu quá cần kiểm tra và tìm hiểu lý do.
5. Kết quả:
- Mỗi điểm lấy giá trị trung bình của 5 lần đo
- Hệ số ma sát là giá trị của kết quả đo chi cho 100, ví dụ: Kết quả trung bình của thí nghiệm là 33 thì hệ số ma sát là 0.33.
- Hệ số ma sát anh hưởng bởi nhiệt độ, thời tiết vị vậy nên ghi lại ngày kiểm tra.
- Cần ghi lại kết cấu, diện mạo mặt đường và thời gian hoạt động
- Khi con lắc di chuyển sang trái và quay trở lại thí phải dùng tay để bắt, tránh gây sát thương và hư hỏng dụng cụ.
- Khi sử dụng cao su mới nên thử nghiệm trên mặt đường khô 10 lần, trên mặt đường ướt 20 lần.
- Sau khi sử dụng thiết bị phải được lau chút sạch sẽ, khi di chuyển tránh va chạm tác động mạnh đến thiết bị.
Sản phẩm cùng loại
Phễu chảy sơn - vecni là dụng cụ xác định thời gian chảy của sơn, vecni, dùng cho sơn, vecni có thời gian chảy dưới 100s. Thời gian chảy là thời gian tính từ thời điểm khi mẫu thử bắt đầu chảy từ lỗ phễu đã đổ đầy đến thời điểm khi dòng chảy của vật liệu bị ngắt đầu tiền nới sát với lỗ phễu.
Dụng cụ kéo màng sơn KTQ-II có thể thay đổi chiều dày thích hợp cho các nghiên cứu cho phép đánh giá chính xác những khác biệt nhỏ về độ dày màng. Nó điều chỉnh hai bộ phân biệt trên đỉnh của thiết bị chuẩn bị và có thể điều chỉnh máy cạo bên dưới lên xuống để kiểm soát khoảng cách lớp phủ (tính theo đơn vị 10 micron), để đạt được độ dày lớp phủ cần thiết.
Dụng cụ thử uốn màng sơn QTY-32 dùng để đánh giá độ bền rạn nứt và/hoặc tách khỏi nền kim loại hoặc nhựa cửa màng sơn, vecni và sản phẩm liên quan khi tấm mẫu thử bị uốn vòng quanh một trục hình trụ ở các điều kiện tiêu chuẩn.
Dụng cụ tạo màng sơn SZQ thích hợp cho các nghiên cứu cho phép đánh giá chính xác những khác biệt nhỏ về độ dày màng. Nó điều chỉnh hai bộ phân biệt trên đỉnh của thiết bị chuẩn bị và có thể điều chỉnh máy cạo bên dưới lên xuống để kiểm soát khoảng cách lớp phủ (tính theo đơn vị 10 micron), để đạt được độ dày lớp phủ cần thiết.
Phương pháp này áp dụng cho các loại sơn và quy định phương pháp xác định độ bám dính của màng trên bề mặt vật liệu.
Phương pháp này có thể áp dụng cho màng sơn một lớp hay nhiều lớp và có thể xác định độ bám của lớp này trên lớp kia hay trên bề mặt vật liệu.
Phương pháp này có thể áp dụng trực tiếp trên bề mặt đã sơn ngoài hiện trường hay trên các tấm mẫu chuẩn đã gia công sơn và trên các bề mặt cứng (thép) hay mềm (gỗ, nhựa) với các trình tự thử khác nhau.
Độ cứng màng sơn là một trong những chỉ tiêu vật lý quan trọng giúp đánh giá độ bền, khả năng chống trọi lại các yếu tố gây hư hỏng trầy xước lên lớp sơn.
Phương pháp kiểm tra độ cứng sơn bằng bút chì là thước đo độ kháng lại lực đẩy, ma sát từ vật có đầu sắc nhọn và độ cứng đã được cho biết trước gây ra hư hỏng trầy xước trên bề mặt màng sơn khô.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của phương pháp kiểm tra độ cứng sơn bằng bút chì là: một vật được làm bằng vật liệu cứng sẽ làm trầy xước lên vật có độ cứng mềm hơn.
Phương pháp này áp dụng cho các loại sơn và quy định phương pháp xác định độ bám dính của màng trên bề mặt vật liệu.
Phương pháp này có thể áp dụng cho màng sơn một lớp hay nhiều lớp và có thể xác định độ bám của lớp này trên lớp kia hay trên bề mặt vật liệu.
Phương pháp này có thể áp dụng trực tiếp trên bề mặt đã sơn ngoài hiện trường hay trên các tấm mẫu chuẩn đã gia công sơn và trên các bề mặt cứng (thép) hay mềm (gỗ, nhựa) với các trình tự thử khác nhau (xem 4.1.3).